Mời các bạn tham khảo bài về nền văn minh cổ xưa bị biến mất đăng trên bee.net.vn, tôi đưa về đây.
- Một nhóm nhà khảo cổ học vừa công bố những bức ảnh chụp được về một tàn tích mới được khám phá nằm dưới đáy biển Caribe, mà họ nghi ngờ là của thành phố Atlantic trong truyền thuyết.
Các nhà khoa học trên đã từ chối công bố tên tuổi của mình mà chỉ công bố một số các bức ảnh chụp được trên một tạp chí của Pháp. Họ nhấn mạnh thêm rằng, những hình ảnh này cho thấy đó là tàn tích của một thành phố còn xuất hiện trước cả kim tự tháp Ai Cập. Nó có niên đại trước năm 2600 TCN.
Các nhà khoa học trên đã từ chối công bố tên tuổi của mình mà chỉ công bố một số các bức ảnh chụp được trên một tạp chí của Pháp. Họ nhấn mạnh thêm rằng, những hình ảnh này cho thấy đó là tàn tích của một thành phố còn xuất hiện trước cả kim tự tháp Ai Cập. Nó có niên đại trước năm 2600 TCN.
Tàn tích mới được tìm thấy dưới đáy biển Caribe |
Họ cũng không tiết lộ vị trí chính xác nơi họ tìm thấy tàn tích mà chỉ hé lộ cho biết nó nằm ở ngoài khơi vùng biển Caribe. Các nhà nghiên cứu muốn giữ bí mật để gây quỹ cho công trình khám phá của họ.
Các nhà khảo cổ cho rằng có thể nó là dấu tích của thành phố huyền thoại Atlantic |
Theo nhận định ban đầu, di tích này có niên đại trước năm 2600 TCN |
Theo truyền thuyết, thành phố Atlantic là một thành phố cổ đại giàu có tới kinh ngạc. Không những thế, Atlantic còn là một lục địa khổng lồ với một nền văn minh phát triển rực rỡ. Theo dự đoán của các nhà khoa học, Atlantic tồn tại trên Trái Đất khoảng 11.000 năm trước. Chính kho báu mà nó sở hữu cùng sự bí ẩn liên quan tới sự tồn tại và biến mất của nó khiến Atlantic trở thành mối quan tâm tìm kiếm hàng đầu của nhiều nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới.
Liệu có thực là Atlantic cổ nằm dưới đáy biển Caribe? |
Người đặt dấu hỏi đầu tiên về Atlantic chính là triết gia nổi tiếng thời cổ đại Platon. Chính ông là người đưa những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của Atlantic vào hơn 2.000 năm trước.
Những cuộc tìm kiếm chưa tới hồi kết
Đã có rất nhiều người tin vào câu truyện của Plato và tiến hành các cuộc tìm kiếm. Hơn 40 địa điểm trên Đại Tây Dương đã được các đội thợ lặn, các nhà thám hiểm tìm kiếm, nhưng vẫn chưa có một chứng cứ xác thực nào được tìm ra.
Năm 1997, các nhà khoa học Nga đã công bố thông tin tìm thấy Atlantic ở độ sâu 100 dặm dưới Land’s End.
Năm 2000, một thị trấn đổ nát đã được tìm thấy dưới độ sâu 300 dặm ngoài khơi bờ biển phía Bắc của Thổ Nhĩ Kỳ thuộc vùng biển Đen, ban đầu cũng nghi ngờ là Atlantic.
Năm 2004, một kiến trúc sư người Mỹ đã sử dụng hệ thống định vị dưới mặt đất tìm thấy những bức tường - dấu tích của một thành phố cổ nằm sâu 1 dặm dưới vùng biển Địa Trung Hải, giữa đảo Síp và Syria.
Năm 2007, các nhà nghiên cứu Thụy Điển từng tuyên bố Atlantic nằm trên dải Dogger tại biển Bắc đã bị nhấn chìm trong thời kỳ đồ đồng.
Và khoảng 2 tháng trước, cũng đã xuất hiện thông tin cho rằng Google Earth đã xác định được tọa độ của thành phố Atlantic trong vùng biển ngoài khơi của bờ biển Châu Phi. Tuy nhiên, sau đó Google Erth đã nhanh chóng đính chính lại tin đồn trên.
Một cuộc khai quật tại vùng biển Gibraltar gần đây đã cho thấy một số dấu tích trùng khớp với mô tả của Plato, như những chiếc cột đá Hercules. Nhưng hòn đảo chìm dưới nước đó lại không khớp với diện tích của lục địa Atlantic được Plato mô tả, nên chưa thể khẳng định được nó có phải chính là Atlantic cổ hay không.
Và thế giới đang hy vọng các nhà khảo cổ học trên sẽ tiến hành tìm kiếm sâu hơn nữa và giải mã được bí ẩn nằm dưới đáy biển Caribe.
Những cuộc tìm kiếm chưa tới hồi kết
Đã có rất nhiều người tin vào câu truyện của Plato và tiến hành các cuộc tìm kiếm. Hơn 40 địa điểm trên Đại Tây Dương đã được các đội thợ lặn, các nhà thám hiểm tìm kiếm, nhưng vẫn chưa có một chứng cứ xác thực nào được tìm ra.
Năm 1997, các nhà khoa học Nga đã công bố thông tin tìm thấy Atlantic ở độ sâu 100 dặm dưới Land’s End.
Năm 2000, một thị trấn đổ nát đã được tìm thấy dưới độ sâu 300 dặm ngoài khơi bờ biển phía Bắc của Thổ Nhĩ Kỳ thuộc vùng biển Đen, ban đầu cũng nghi ngờ là Atlantic.
Năm 2004, một kiến trúc sư người Mỹ đã sử dụng hệ thống định vị dưới mặt đất tìm thấy những bức tường - dấu tích của một thành phố cổ nằm sâu 1 dặm dưới vùng biển Địa Trung Hải, giữa đảo Síp và Syria.
Năm 2007, các nhà nghiên cứu Thụy Điển từng tuyên bố Atlantic nằm trên dải Dogger tại biển Bắc đã bị nhấn chìm trong thời kỳ đồ đồng.
Và khoảng 2 tháng trước, cũng đã xuất hiện thông tin cho rằng Google Earth đã xác định được tọa độ của thành phố Atlantic trong vùng biển ngoài khơi của bờ biển Châu Phi. Tuy nhiên, sau đó Google Erth đã nhanh chóng đính chính lại tin đồn trên.
Một cuộc khai quật tại vùng biển Gibraltar gần đây đã cho thấy một số dấu tích trùng khớp với mô tả của Plato, như những chiếc cột đá Hercules. Nhưng hòn đảo chìm dưới nước đó lại không khớp với diện tích của lục địa Atlantic được Plato mô tả, nên chưa thể khẳng định được nó có phải chính là Atlantic cổ hay không.
Và thế giới đang hy vọng các nhà khảo cổ học trên sẽ tiến hành tìm kiếm sâu hơn nữa và giải mã được bí ẩn nằm dưới đáy biển Caribe.
Các giả thuyết xung quanh sự tồn tại và biến mất của Atlantic
Platon đã mô tả lục địa này có diện tích lớn bằng cả Lybia và Châu Á cộng lại. Ông còn miêu tả rất kỹ về những công trình kiến trúc đồ sộ của Atlantic, với những cột đá Hercules khổng lồ và những kiến thức về khoa học kỹ thuật đáng ngạc nhiên của nền văn minh này, cũng như cuộc chiến tranh giữa Atlantic với các lục địa khác trong bản trường ca Timaeus và Critias của ông. Tuy nhiên, sau đó vùng đất Atlantic đã bị động đất và núi lửa tàn phá và bị nhấn chìm sâu dưới đáy biển.
Tại sao một nền văn minh rộng lớn và phát triển như Atlantic lại biến mất không để lại một dấu vết gì, đã đặt ra rất nhiều dấu hỏi và hoài nghi đối với các nhà nghiên cứu. Phải chăng nó đã bị thiêu rụi bởi núi lửa cùng với thành phố Minoan trên đảo Thera vào năm 1450 TCN? Giả thuyết này được đưa ra lần đầu tiên khi cuốn "Chuyến đi tới Atlantic" (Voyage to Atlantic) xuất bản năm 1969 và được đa số mọi người đồng tình.
Platon đã mô tả lục địa này có diện tích lớn bằng cả Lybia và Châu Á cộng lại. Ông còn miêu tả rất kỹ về những công trình kiến trúc đồ sộ của Atlantic, với những cột đá Hercules khổng lồ và những kiến thức về khoa học kỹ thuật đáng ngạc nhiên của nền văn minh này, cũng như cuộc chiến tranh giữa Atlantic với các lục địa khác trong bản trường ca Timaeus và Critias của ông. Tuy nhiên, sau đó vùng đất Atlantic đã bị động đất và núi lửa tàn phá và bị nhấn chìm sâu dưới đáy biển.
Tại sao một nền văn minh rộng lớn và phát triển như Atlantic lại biến mất không để lại một dấu vết gì, đã đặt ra rất nhiều dấu hỏi và hoài nghi đối với các nhà nghiên cứu. Phải chăng nó đã bị thiêu rụi bởi núi lửa cùng với thành phố Minoan trên đảo Thera vào năm 1450 TCN? Giả thuyết này được đưa ra lần đầu tiên khi cuốn "Chuyến đi tới Atlantic" (Voyage to Atlantic) xuất bản năm 1969 và được đa số mọi người đồng tình.
Atlantic - là một trong những huyền thoại luôn được khát khao tìm kiếm nhất. |
Một giả thuyết khác cũng có tính thuyết phục không kém, khi cho rằng chính sự phát triển khoa học kỹ thuật ở trình độ cao của Atlantic và việc sử dụng năng lượng phóng xạ quá mức đã khiến tất cả bị sụp đổ và biến mất không để lại dấu vết.
Nhưng giả thuyết được cho là thuyết phục nhất lại thuộc về cựu nghị sĩ Mỹ Ignatius Donnelly, người đã làm sống dậy huyền thoại Atlantic vào năm 1882, khi ông cho xuất bản cuốn "Atlantic: Thế giới cổ xưa" (Atlantic: The Antediluvian World). Điểm gây chấn động trong cuốn sách này của ông chính là luận điểm cho rằng: Lục địa Atlantic chính là Vườn địa đàng.
Nhưng giả thuyết được cho là thuyết phục nhất lại thuộc về cựu nghị sĩ Mỹ Ignatius Donnelly, người đã làm sống dậy huyền thoại Atlantic vào năm 1882, khi ông cho xuất bản cuốn "Atlantic: Thế giới cổ xưa" (Atlantic: The Antediluvian World). Điểm gây chấn động trong cuốn sách này của ông chính là luận điểm cho rằng: Lục địa Atlantic chính là Vườn địa đàng.
Tiến xa hơn nữa, ông còn cho rằng những vị thần của các tộc người cổ như người Hy Lạp, người Phoenicians, người Hindus và người Scandinavias thực ra chỉ là những vị vua chúa anh hùng trong thời kỳ Atlantic. Giả thuyết này đã gây ảnh hưởng rất lớn tới mọi người và cho tới tận ngày nay, vẫn còn có giả thuyết cho rằng việc thờ Thần Mặt trời thực ra chỉ là tàn dư của một tôn giáo của người Atlantic.
Nhiều nhà nghiên cứu thông qua sự so sánh về truyền thuyết, tín ngưỡng tôn giáo cổ lại phát hiện thấy sự giống nhau tới lạ lùng ở các nền văn hóa cổ giữa các châu lục. Từ đó, họ đã đưa ra giả thuyết cho rằng, các cuộc di dân giữa các châu lục là các cuộc di dân bằng đường bộ qua lục địa Atlantic huyền thoại.
Còn tồn tại một giả thuyết khác cho rằng, nền văn minh Atlantic đã bị xóa sổ bởi một mảnh thiên thạch khổng lồ va vào Trái Đất, dư chấn của nó tạo thành sóng thần xóa sạch dấu vết của Atlantic. Giải thuyết này được đề cập tới trong cuốn Bí mật Atlantic (The secret of Atlantic) của Otto Muck.
Cho tới tận ngày nay, con người vẫn chưa có được một kết luận rõ ràng nào. Phải chăng Atlantic chỉ là một lục địa ảo, là sản phẩm của trí tưởng tượng hay là nó cũng đã từng tồn tại thật sẽ còn tồn nhiều giấy mực và công sức tìm kiếm của các nhà khoa học trên khắp thế giới trong nhiều năm nữa.
Nguyễn Hường (tổng hợp)
Nhiều nhà nghiên cứu thông qua sự so sánh về truyền thuyết, tín ngưỡng tôn giáo cổ lại phát hiện thấy sự giống nhau tới lạ lùng ở các nền văn hóa cổ giữa các châu lục. Từ đó, họ đã đưa ra giả thuyết cho rằng, các cuộc di dân giữa các châu lục là các cuộc di dân bằng đường bộ qua lục địa Atlantic huyền thoại.
Còn tồn tại một giả thuyết khác cho rằng, nền văn minh Atlantic đã bị xóa sổ bởi một mảnh thiên thạch khổng lồ va vào Trái Đất, dư chấn của nó tạo thành sóng thần xóa sạch dấu vết của Atlantic. Giải thuyết này được đề cập tới trong cuốn Bí mật Atlantic (The secret of Atlantic) của Otto Muck.
Cho tới tận ngày nay, con người vẫn chưa có được một kết luận rõ ràng nào. Phải chăng Atlantic chỉ là một lục địa ảo, là sản phẩm của trí tưởng tượng hay là nó cũng đã từng tồn tại thật sẽ còn tồn nhiều giấy mực và công sức tìm kiếm của các nhà khoa học trên khắp thế giới trong nhiều năm nữa.
Nguyễn Hường (tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét