Để vẽ được bánh răng thì chúng ta cần phải có 1 số công thức liên quan đến bánh răng,dưới đây là 1 số công thức để ta xác định được biên dạng thân khai của bánh răng :
Số răng : z (mm)
Modun : m (ul)
Đường kính vòng chia : d = m z (mm)
Đường kính vòng cơ sở : do = dcos , = 20 deg
Đường kính vòng đỉnh : Dd = m(z +2)
Đường kính vòng chân : Dc = m(z – 2.5)
Bước răng : t = m
Góc giữa hai đường chia bước răng ( đây chính là góc để ta xác đinh được biên dạng đối xứng của đường thân khai) :
alpha = (m 360deg)/d
Chu vi của đường tròn cơ sở : Cdo = do.
Góc lượn răng : r= 0.25m
Bài này mình sẽ vẽ bánh răng với số răng z = 40,và modun m = 2
Ta có 2 cách để đưa các công thức trên vào inventor để gán kích thước
Cách 1 ta có thể lập 1 bảng exel với công thức như trên
Rồi nhúng vào inventor thông qua công cụ parameters
chọn parameters
Chọn Link và tìm đường dẫn đến file excel vừa lập rồi chọn open
Và ta sẽ được kết quả
Cách 2
Lập trực tiếp các công thức trên thanh công cụ parameters
Bây giờ ta sẽ tiến hành vẽ bánh răng
Vẽ biên rạng ngoài của bánh răng ta sẽ gán kích thước là Dd
Tiến hành extrude với chiều dày của bánh răng. Rồi Tạo 1 phác thảo mới trên bề mặt của bánh răng và vẽ 2 đường là đường cơ sở và đường chia rồi lần lượt gán 2 kích thước là d và do
Bây giờ ta tiến hành vẽ đường thân khai.
Trên đường cơ sở ta vẽ một bán kính ngang rồi sau đó dùng lệnh Circular Pattern để vẽ một loạt bán kính cách đều nhau.Ở đây mình sẽ vẽ 11 đường và góc là 60deg
Từ đường bán kính thứ 11 ta vẽ tiếp tuyến với đường tròn cơ sở và tiến hành gán kích thước với công thức n *Cdo / 60deg với bán kính 11 thì n = 10
Tính chất của đường thân khai:
+ Đường thân khai không có điểm nào nằm trong vòng tròn cơ sở.
+ Pháp tuyến của đường thân khai là tiếp tuyến của vòng tròn cơ sở và ngược lại.
+ Tâm cong của đường thân khai tại điểm M bất kỳ là 1 điểm N nằm trên đường tròn cơ sở và NM = độ dài cung NM0.
+ Các đương thân khai của 1 đường tròn là những đường cách đều nhau, khoảng cách giữa các đường thân khai bằng đoạn cung chắn giữa các đường thân khai trên đường tròn cơ sở: MK= cung M0K0
Tiếp tục vẽ các tiếp tuyến còn lại thì ta sẽ được
Dùng lệch Spline nối các đâu của tiếp tuyến lại với nhau thì ta sẽ được đường thân khai
Bây giờ ta đã có đường thân khai.
Tiến hành vẽ thêm đương tròn vòng chia và ta sẽ kẻ 1 bán kính từ tâm tới giao điểm của đường thân khai với vòng chia.Và vẽ thêm 1 bán kính nữa bất kỳ rồi ta gán góc giữa 2 bán kính vừa vẽ là alpha
Cung tròn mà nằm trên vòng chia và được giới hạn bởi góc alpha như hình trên chính là bước răng của chúng ta tiến hành vẽ thêm 1 bán kính nữa của vòng chia,rồi gán cho góc giữa bán kính vừa vẽ và bán kính từ giao điêm của vòng chia và đường thân khai là 1/4 góc alpha
Bây giờ ta sẽ lấy đối xứng đường thân khai qua bán kính vừa vẽ ta sẽ được biên rạng của rãnh răng.
Bây giờ ta sẽ tạo 1 mặt làm viêc khác rồi chiếu biên dạng của rãnh răng vừa vẽ lên rồi vẽ thêm vòng đỉnh và vòng chân để tạo được biên rạng của rãnh răng như hình sau
Tiến hành Extrude rãnh răng
Sau đó dùng lệnh Circular Pattern để tạo thêm 40 răng còn lại và ta sẽ được kết quả là bánh răng với 40 răng
Bài mới
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét